Cũng như nhiều nước châu Á khác như Việt Nam, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Ấn Độ, Philippines, Trung Quốc cũng có phong tục đón Tết cổ truyền, hay còn gọi là Tết Nguyên Đán. Đối với người Trung Quốc, Tết là lễ hội quan trọng nhất, thể hiện cho tình yêu thương, sự đoàn kết, cầu mong một năm mới tràn đầy hạnh phúc. Vào dịp này, trên toàn đất nước, người dân có những phong tục, nghi lễ đặc sắc, nhiều địa phương cũng tổ chức các sự kiện, lễ hội để chào đón năm mới. Hãy cùng xem du lịch Trung Quốc Tết Nguyên Đán có gì hấp dẫn, nên đi đâu, làm gì?
>> Tham khảo: Chùm tour du lịch Trung Quốc trọn gói
Nội dung bài viết
Thời tiết ở Trung Quốc dịp Tết Nguyên Đán
Theo quan niệm của người dân Trung Hoa, Tết là một ngày lễ truyền thống có ý nghĩa lớn lao. Đó là thời điểm kết thúc năm cũ, chào đón năm mới với niềm hy vọng và may mắn. Đồng thời cũng là dịp để người dân quay trở về nhà tụ họp cùng gia đình sau một năm làm việc vất vả, tưởng nhớ đến tổ tiên, người thân đã khuất. Theo đó, Tết cổ truyền của đất nước Trung Quốc thường kéo dài từ ngày 8 tháng 12 Âm lịch cho đến ngày 15 tháng Giêng Âm lịch, kéo dài khoảng 40 ngày. Cơn sốt du lịch Tết Nguyên đán này được người ta gọi là Chunyun.
Để các hoạt động được diễn ra suôn sẻ, người dân và du khách cũng mong cầu thời tiết thuận lợi, dễ chịu. Theo lịch Gregorian, loại lịch phương Tây được áp dụng ở Trung Quốc vào năm 1912, năm mới bắt đầu vào ngày trăng non điểm giữa đông chí và xuân phân, khoảng từ ngày 21 tháng 1 đến ngày 20 tháng 2. Đây là thời điểm mà Trung Quốc bắt đầu bước vào mùa xuân, vì thế mà thời tiết có phần ôn hòa, dễ chịu, cây cối cũng như cảnh vật xung quanh cũng trở nên tươi tắn, rực rỡ, căng tràn sức sống. Nhiệt độ trung bình ngày vào mùa xuân dao động ở mức 10 đến 22 độ C, một mức nhiệt lý tưởng, không quá rét để du khách thoải mái khi đi đến các điểm tham quan cũng như hoạt động ngoài trời.
Tuy nhiên, Cục Khí tượng thủy văn Trung ương Trung Quốc cũng có những cảnh báo về sự khắc nghiệt của thời tiết trong những năm gần đây. Đặc biệt, vào dịp Tết Nguyên Đán năm ngoái, khu vực miền Trung, miền Đông và miền Nam phải chịu cái rét kỷ lục, mưa và tuyết gần như liên tục trên diện rộng. Điều này trực tiếp gây ra hiện tượng tắc nghẽn giao thông, khi mà người dân đất nước tỷ dân lũ lượt đổ về quê ăn Tết. Khi đó, những chuyến du lịch Trung Quốc Tết Nguyên Đán cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều bởi một số các hoạt động ngoài trời cũng như điểm tham quan đóng cửa.
Các sự kiện, lễ hội ở Trung Quốc vào Tết Nguyên Đán
Là một quốc gia giàu truyền thống, văn hóa và lịch sử, vì thế mà không có gì ngạc nhiên khi lịch Trung Quốc tràn ngập các lễ hội trong suốt cả năm. Thực ra có đến hàng ngàn các lễ hội và lễ kỷ niệm, từ quy mô địa phương cho đến quốc gia, mỗi một truyền thống đều có nguồn gốc của nó và trong đó có một số có niền đại từ thời kỳ đầu của nền văn minh Trung Quốc. Tết lại là một dịp lễ lớn nhất năm nên các lễ hội, hoạt động diễn ra cũng sôi nổi và hoành tráng hơn.
Múa lân, múa rồng
Là một trong số truyền thống lâu đời của Trung Quốc, múa lân, múa rồng càng khiến cho không khí lễ hội dịp Tết Nguyên Đán thêm phần nào nhiệt. Con lân vốn là những con vật cát tường, tượng cho sự may mắn trong khi đó rồng lại tượng trưng cho quyền lực, sự táo báo và xuất sắc. Vì vậy người ta cũng tin rằng, việc biểu diễn múa lân, múa rồng trong các dịp lễ hội như một cách để xua đuổi tà ma và chào đón sự thịnh vượng trong năm mới.
Lễ hội bắn pháo hoa
Ít ai biết rằng, pháo hoa có bắt nguồn từ Trung Quốc, người dân nước này cũng quan niệm rằng, pháo nổ càng to, năm mới càng may mắn. Thêm vào đó, cũng có một truyền thuyết cho rằng, cách đây hơn 3000 năm vào thời nhà Thương, có một con thú vật tên là Nian, thường xuất hiện vào đêm giao thừa, làm hại con người cũng như phá hủy tài sản. Khi người ta phát hiện ra rằng, Nian sợ màu đỏ, âm thanh lớn và lửa. Vì vậy, vào ngày này, người người nhà nhà sẽ đốt pháo nổ để xua đuổi tà ma.
Ngày nay, hoạt động đốt pháo, bắn pháo hóa là một phong tục lớn để chào đón năm mới sắp đến, đồng thời cũng là một cách để tăng thêm không khí lễ hội. Du lịch Trung Quốc Tết Nguyên Đán, du khách sẽ có dịp được thưởng thức những màn trình diễn đốt pháo ở nhiều thời điểm khác nhau. Pháo hoa sẽ được đốt nhiều nhất là vào lúc giao thừa, như một cách để tiễn biệt năm cũ chào đón năm mới. Trước bữa cơm đoàn viên vào giao thừa, nhiều gia đình cũng đốt pháo để mời tổ tiên cùng nhau ăn mừng. Ở một số nơi, người ta còn đốt pháo khi mở cửa đầu tiên vào ngày đầu năm mới, điều này tượng trưng cho sự may mắn trong suốt cả năm.
Lễ hội đèn lồng
Trong văn hóa của người Trung Quốc, lễ hội đèn lồng là sự kiện đánh dấu sự kết thúc của Tết nguyên Đón vào ngày 15 Âm lịch. Vào ngày này, các gia đình sẽ tụ tập ăn uống, trang trí đèn lồng và sau đó thả những chiếc đèn lồng rực rỡ lên bầu trời. Được biết, lễ hội đèn lồng này bắt nguồn từ thời nhà Hán (206 TCN – 220 CN) khi các nhà sư Phật giáo treo đèn lồng vào ngày 15 âm lịch để tôn vinh đức Phật. Kể từ đó, phong tục này được người dân tuân theo và sau đó lan rộng khắp Trung Quốc và các nước Đông Á.
Trong thời gian diễn ra lễ hội, các ngôi nhà được trang trí bằng những chiếc đèn lồng đầy màu sắc, trên đó thường viết những câu đó, nếu ai trả lời đúng câu đó, họ sẽ nhận được một món quà nhỏ. Ở Trung Quốc, lễ hội đèn lồng cũng thường diễn ra cùng lúc với múa lân, múa rồng, diễu hành và bắn pháo hoa. Những viên cơm nếp nhỏ bên trong chứa trái cây, các loại hạt, được gọi là yuanxiao hoặc tangyang, là món ăn thường xuất hiện trong lễ hội. Nhờ hình dạng tròn mà loại bánh này còn tượng trưng cho sự trọn vẹn và đoàn kết trong gia đình.
Du lịch Trung Quốc Tết Nguyên Đán nên đi đâu, làm gì?
Đối với đất nước tỷ dân, Tết cổ truyền là một ngày lễ quan trọng nhất trong năm, vì điều này mà họ thường ăn Tết rất lớn. Du lịch Trung Quốc dịp Tết có thể nói là một thời điểm “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” khi mà thời tiết mùa xuân rất đẹp, cực kỳ ôn hòa, vạn vật rạng rỡ sức sống. Đồng thời, vào khoảng thời gian này, cũng có rất nhiều du khách chọn Trung Quốc là điểm đến của mình bởi có rất nhiều các hoạt động đặc sắc, hấp dẫn.
Tham quan các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Trung Quốc
Không chỉ được biết đến là quốc gia đông dân nhất nhì thế giới, Trung Quốc còn hội tụ hàng trăm thắng cảnh đẹp. Đó là những di tích lịch sử có giá trị, công trình kiến trúc cổ kính cho đến những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ khiến cả thế giới phải trầm trồ. Để biết đất nước Trung Quốc đẹp đến thế nào thì bạn nhất định phải đi qua hết những điểm đến được cho là tiêu biểu nhất và điển hình nhất dưới đây.
+ Tử Cấm Thành – Bắc Kinh: Dù là Tết hay bất kỳ thời điểm nào trong năm, Tử Cấm Thành vẫn là một trong những thắng cảnh hàng đầu ở Trung Quốc. Lý giải cho sức hút của Tử Cẩm Thành khiến hàng triệu du khách mong mỏi đến khám phá một lần là bởi sự đồ sộ về kiến trúc, quy mô cũng bề bày lịch sử, đi liền với đó là những câu chuyện thâm cung bí sử gây tò mò. Đi qua những cung điện cổ đại trong Tử Cấm Thành phần nào sẽ cho chúng ta một cái nhìn chân thực nhất về sự phát triển của Trung Quốc qua các triều đại phong kiến.
+ Hàng Châu: Nếu như Tử Cấm Thành là nơi mang đến một cái nhìn khái quát về sự phát triển xã hội của lịch sử Trung Quốc thì Hàng Châu lại là điểm đến cho ta một cái nhìn độc đáo về ẩm thực của nước này. Vào những lễ hội truyền thống hằng năm, đặc biệt là ngày Tết, nơi đây bày bán đủ các món ăn từ truyền thống đến hiện đại, không chỉ thu hút người địa phương mà còn khách du lịch quốc tế. Trong khung cảnh phố phường tấp nập, dịp Tết cũng là lúc mà thành phố này bày bán rất nhiều món hàng, như một cách để lấy lộc đầu năm. Tây Hồ, nơi được mệnh danh là đẹp nhất Hàng Châu, chắc chắn sẽ khiến du khách phải rung động bởi vẻ đẹp tựa như một bức tranh thiên nhiên đẹp vĩnh hằng.
+ Tô Châu: Đã nói đến Hàng Châu thì cũng không thể không nhắc đến Tô Châu, một thành phố có lịch sử lâu đời nằm bên sông Dương Tử. Ngoài hương vị trà tuyệt vời của trà Long Tỉnh, nơi đây còn gân ấn tượng với du khách bởi những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, nhất là vào những ngày Tết. Tết đến xuân về, cảnh vật Tô Châu bỗng trở nên rực rỡ bởi sự xuất hiện của những vườn hoa đủ sắc màu. Hơn nữa, Tô Châu cũng là một trong những thành phố có nhiều đền chùa cổ kính nhất ở Trung Quốc, vì thế mà nhiều người cũng rất thích đến đây du lịch Tết, vừa để ngắm cảnh đẹp, vừa để đi lễ chùa, để cầu xin sự an lành, tốt đẹp trong năm mới.
Tìm hiểu về các phong tục ngày Tết độc đáo
Là một trong 4 nền văn minh cổ đại lớn của thế giới, Trung Quốc có tiền trình lịch sử dài đến hơn 5000 năm. Vì vậy mà Tết cổ truyền của đất nước này cũng có rất nhiều điều thú vị đáng để nói đến. Theo đó, người Trung Quốc vào dịp tết thường có nhiều phong tục rất đặc sắc. Chẳng hạn như tục treo ngược chữ Phúc, nghĩa là Phúc Đảo, trong tiếng Hán, từ này đồng âm với Phúc Đán, nghĩa là Phúc Đến. Như vậy, tục này mang ý nghĩa là người dân luôn hy vọng những điều may mắn, tốt đẹp sẽ đến với mình trong năm mới.
Khi có dịp du lịch Trung Quốc Tết Nguyên Đán, bạn sẽ thấy nước này có một số phong tục đón Tết khá tương đồng so với người Việt Nam. Vào ngày cuối năm, mọi người sẽ tắm rửa sạch sẽ, như một cách để gột rửa những điều xui rủi, đến sáng mai lại thay quần áo mới, giày dép mới để đón Tết. Vào đúng khoảnh khắc giao thừa, pháo sẽ được đốt lên rộn ràng, các thành viên trong gia đình sẽ thắp hương cúng tổ tiên. Sau đó, những thành viên lớn tuổi hơn sẽ tặng những phong bì màu đỏ, gọi là Hong Bao cho người người trẻ tuổi hơn, được gọi là Ya Suy Qian.
Trải nghiệm ẩm thực Trung Hoa ngày Tết
Là một đất nước có nền ẩm thực đồ sộ nên những món ăn vào ngày Tết cũng cực kỳ hoành tráng, đôi khi còn khiến bạn cảm thấy ngỡ ngàng. Nếu có cơ hội được đón Tết tại đất nước này, tham gia vào bữa tối đêm giao thừa, bạn sẽ thấy tiệc tất niên của họ tinh tế đến nhường nào. Theo đó, Trung Quốc là một đất nước rộng lớn nên phong tục về ẩm thực cũng như các món ăn yêu thích của mỗi vùng miền cũng có sự khác nhau.
Cụ thể, nhiều vùng ở miền Bắc, thức ăn được yêu thích nhất trong bữa tối đêm giao thừa là bánh bao, gọi là Jiaozi. Món bánh này cũng có nhiều hương vị khác nhau, với nhiều loại nhân như thịt, hải sản và rau. Trong khi đó ở miền Nam, đặc biệt là các tỉnh ven biển như Phúc Kiến, Quảng Đông, Chiết Giang, các món ăn trong bữa tối đêm giao thừa lại đa dạng và nhiều màu sắc hơn. Hầu hết người dân vùng này sẽ ăn Nian Gao, một món bánh hấp với xôi và đường mía, mang ý nghĩa tốt đẹp hơn hay Tang Yuan, một loại bánh trôi được làm từ bột gạo nếp, nhân bên trong là bột đậu với đường, nấu chín và ăn kèm với súp. Trong tiếng Trung, Tang Yuan có nghĩa là đoàn tụ.
Là một quốc gia có bề dày văn hóa, lịch sử ngàn năm tuổi, xứ sở của những vẻ đẹp “bồng lai tiên cảnh”, Trung Quốc khiến biết bao du khách phải say đắm, thán phục. Đối với quốc gia này, Tết Nguyên Đán hay còn gọi là lễ hội mùa xuân, là lễ hội quan trọng nhất, có một ý nghĩa tinh thần lớn lao. Du lịch Trung Quốc Tết không chỉ là dịp để du khách trên khắp thế giới được hòa mình vào các sự kiện lễ hội náo nhiệt, được ăn những món ăn truyền thống ngon lành mà còn được hiểu thêm về các phong tục, tập quán đặc sắc ở đất nước tỉ dân.