Vào tháng 12 âm lịch hàng năm, những dòng sông tại Thái Lan lại trở nên lung linh hơn bao giờ hết để chào đón lễ hội Loy Krathong.Thả đèn hoa đăng là nghi lễ truyền thống trong lễ hội, thể hiện lòng thành kính của người dân với nữ thần Nước. Cùng TNK Travel khám phá ngay kinh nghiệm ăn chơi lễ hội Loy Krathong trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Lễ hội Loy Krathong 2023
Loy Krathong [ลอยกระทง] là một trong những lễ hội truyền thống quy mô lớn tại Thái Lan. Xuất phát từ tên gọi của lễ hội, “ loy ” – có nghĩa là “nổi” – và từ “ krathong” – một loại lễ vật tôn giáo có thể nổi trên mặt nước. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về lễ hội này dành cho những du khách quan tâm:
Lịch sử
Lễ hội Loy Krathong có nguồn gốc từ một lễ hội cổ xưa của người Ấn Độ, xuất hiện g cách đây gần 150 năm. Dưới sự cho phép của vua Rama IV, người Thái Lan tổ chức lễ hội như một nghi lễ tôn vinh Đức Phật. Đây được coi là một buổi lễ để người dân bày tỏ lòng thành kính với 3 vị thần khác nhau là Phra Phrom (Brahma), Phra Narai (Vishnu) và Phra-ISuan (Shiva).
Có nhiều truyền thuyết về lễ hội Lễ hội Loy Krathong. Tuy nhiên, phiên bản được nhiều người dân lưu truyền nhất vẫn liên quan đến nền văn hóa truyền thống của đất nước này. Thái Lan là một quốc gia nông nghiệp, vì vậy cuộc sống của người dân phụ thuộc nhiều vào hệ thống sông ngòi. Chính vì vậy, người Thái đã lập ra lễ cúng Krathong để thờ nữ thần của dòng sông có tên là Pra Mae Khongkha.
Thời gian
Lễ hội Loy Krathong được diễn ra vào ngày rằm tháng 12 theo lịch truyền thống của Thái Lan. Theo lịch phương Tây, lễ hội sẽ rơi vào khoảng tháng 11. Năm 2023, lễ hội Loy Krathong sẽ rơi vào khoảng 27 tháng 1. Đây chỉ là thời gian ước tính, ngày chính xác sẽ được công bố vào khoảng một tháng trước khi lễ hội diễn ra.
Ý nghĩa lễ hội Loy Krathong
Người Thái ăn mừng lễ hội Loy Krathong vì rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Lễ hội được coi là một dịp để người Thái ăn mừng vụ mùa thu hoạch lúa chín bội thu. Đây cũng là một cách để bày tỏ lòng cảm ơn Nữ thần Nước vì đã cung cấp nguồn nước dồi dào để lúa trổ bông, đồng thời cũng là lời tạ lỗi vì đã làm ô nhiễm nguồn nước trong quá trình sản xuất.
Điểm đặc trưng của lễ hội Loy Krathong là Krathong – Một vật dụng cúng tế khá giống với đèn hoa đăng của Việt Nam. Trong lễ hội thường có nghi thức thả trôi Krathong xuống những dòng sông hoặc con kênh nhỏ. Người Thái cho rằng, đây là một cách để thả trôi giận dữ và hận thù, thoát khỏi những cảm giác tiêu cực trong lòng. Theo quan niệm, nếu như ngọn nến trên Krathong của bạn vẫn sáng cho tới khi nó khuất khỏi tầm mắt thì đó sẽ là một năm tràn đầy hạnh phúc và may mắn.
Bên cạnh đó, Krathong cũng tượng trưng cho một khởi đầu mới, xua đi những điều xui xẻo trong những năm vừa qua. Nhiều người thường thêm vào những chiếc đèn nổi móng tay hoặc những sợi tóc nhỏ. Điều này tượng trưng cho những hành vi sai trái và sự tức giận, thể hiện mong muốn được thần linh tha thứ và ban phát phước lành trong tương lai.
Những hoạt động thú vị trong lễ hội Loy Krathong
Loy Krathong là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm tại Thái Lan. Vào những ngày này, không khí trên khắp đất nước Thái Lan trở nên sôi động và náo nhiệt hơn bao giờ hết với rất nhiều hoạt động thú vị. Dưới đây là một số trải nghiệm mà du khách nên thử khi tham gia lễ hội Loy Krathong:
Tham gia nghi thức thả Krathong trên sông
Một nghi lễ không thể thiếu trong lễ hội này đó chính là thả Krathong trên thông. Một chiếc đèn hoa đăng Krathong có thể làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như lá chuối, giấy,… và có thể nổi trên mặt nước. Trong lễ hội, du khách có thể nhìn thấy và mua những chiếc Krathong được trang trí đẹp mắt bằng lá chuối, nến và nhang với mức giá rẻ.
Khi đã sở hữu được một chiếc đèn hoa đăng, du khách có thể đi theo người dân địa phương để đến thả đèn tại dòng sông gần đó. Trước khi thả đèn, du khách hãy thắp nến, cầu nguyện, sau đó đặt nó nhẹ nhàng xuống dưới mặt nước. Nhiều người còn đặt thêm một sợi tóc, một đồng xu hoặc một chiếc đinh vào krathong. Bởi theo quan niệm dân gian, những vật dụng này sẽ giúp người thả tránh xa những điều xấu và tiêu cực trong cuộc sống.
Tham gia lễ thanh tẩy của Phật giáo
Trong lễ hội Loy Krathong, du khách có thể đến với Wat Phan Tao – một ngôi chùa Phật giáo cổ nằm ở Phố cổ ở Chiang Mai để tham gia lễ thanh tẩy. Vào đêm trăng tròn, khu vườn của ngôi chùa sẽ được thắp sáng bởi hàng trăm ánh nến lung linh. Các nhà sư trẻ sẽ mang theo đèn hoa đăng và và thả trôi chúng xuống dòng nước.
Đây được coi là nghi thức để tẩy sạch tà khí, giúp tâm hồn con người trở nên thanh tịnh và bớt tội lỗi hơn. Sự kiện thường được bắt đầu vào 8 giờ tối. Tuy nhiên, có rất nhiều người đến đây từ 3, 4 giờ trước để có chỗ ngồi và thưởng thức khung cảnh ngoạn mục này.
Tham gia những màn trình diễn thú vị trong lễ hội
Khi lễ hội Loy Krathong được tổ chức cũng là lúc không khí tại Thái Lan trở nên vui tươi rộn ràng hơn rất nhiều. Du khách sẽ có cơ hội thưởng thức cuộc thi “sắc đẹp Noppamas”. Trong cuộc thi, rất nhiều người sẽ hóa trang thành Noppamas, người gắn liền với truyền thuyết khai sinh ra lễ hội Loy Krathong. Ngoài ra, cũng có rất nhiều người lựa chọn hóa trang thành Công chúa Srijuralak – người tạo ra chiếc đèn Krathong đầu tiên. Du khách cũng có thể nhìn thấy rất nhiều người dân Thái Lan biểu diễn âm nhạc và khiêu vũ vô cùng say mê trong lễ hội.
Thưởng thức ẩm thực đặc trưng trong lễ hội Loy Krathong
Lễ hội Loy Krathong cũng là một cơ hội tuyệt vời để du khách thưởng thức nền ẩm thực truyền thống Thái Lan. Trong dịp này, sẽ có những món ăn đặc trưng vô cùng thơm ngon và độc đáo. Những món ăn nổi tiếng trong lễ hội Loy Krathong mà du khách nên trải nghiệm đó là:
- Krathong Tong: Krathong Tong có hình dáng giống như một chiếc đèn hoa đăng thu nhỏ, với phần vỏ bánh mỏng chứa đầy thịt gà băm và rau củ thơm ngon bên trong. Du khách có thể dễ dàng tìm thấy món bánh này tại các nhà hàng hoặc những quán ăn đường phố. Phần vỏ bánh rất giòn, hòa quyện cùng nhân thịt mềm chắc chắn sẽ mang đến một hương vị vô cùng thú vị.
- Khao Soi: Đây là một sự kết hợp hoàn hảo giữa súp, cà ri và mì. Món ăn này có độ sánh mịn của súp, tuy nhiên vẫn mang hương vị cay nhẹ vô cùng cuốn hút. Đây là một món ăn khai vị nhẹ nhàng, thường được ăn kèm với các loại topping như hành tím, thịt gà,…
- Gà Sa tế: Đây là một trong những món ăn không thể thiếu tại lễ hội Loy Krathong. Thịt gà được xiên trên những que nhọn, sau đó nướng cùng với sa tế. Sự mềm mọng của thịt gà kết hợp với sa tế cay nồng chắc chắn khiến du khách sẽ phải xuýt xoa khi thưởng thức món ăn này đó.
Địa điểm lý tưởng để trải nghiệm lễ hội Loy Krathong
Lễ hội Loy Krathong được tổ chức trên khắp Thái Lan, mỗi nơi lại mang một màu sắc khác nhau. Tại mỗi nơi, du khách sẽ khám phá được những điểm thú vị riêng của lễ hội ánh sáng này. Dưới đây là một số địa điểm lý tưởng nhất mà du khách nên lưu lại để tham gia lễ hội Loy Krathong khi du lịch Thái Lan.
Bangkok
Bangkok là một trong những địa điểm tổ chức lễ hội Loy Krathong tuyệt vời nhất tại Thái Lan. Du khách có thể đến với Asiatique – Một khu chợ nổi ven sông để có trải nghiệm tốt nhất và chiêm ngưỡng những tiết mục biểu diễn đặc sắc. Tuy nhiên, du khách nên đến đây từ sớm bởi số lượng người tham gia sự kiện là rất đông.
Lễ hội Loy Krathong tại Asiatique sẽ diễn ra vào lúc hoàng hôn. Du khách có thể mua những chiếc krathong quanh sông, thậm chí là nhìn người dân địa phương tự tay tạo nên một chiếc đèn hoa đăng hoàn chỉnh. Lễ hội chính thức được bắt đầu với màn kể chuyện về Loy Krathong thông qua âm nhạc và khiêu vũ vô cùng công phu. Bên cạnh đó, lễ rước krathong với ánh nến lung linh và màn bắn pháo hoa hoành tráng chắc chắn sẽ mang đến cho du khách những dấu ấn khó phai.
Sukhothai
Nằm ở miền Trung Thái Lan, Sukhothai được mệnh danh là cái nôi sản sinh ra lễ hội Loy Krathong. Vì vậy, lễ hội tại Loy Krathong kéo dài 5 ngày với nhiều hoạt động thú vị. Tại đây, du khách sẽ được tham gia những hoạt động vô cùng hấp dẫn như các cuộc thi sắc đẹp, diễu hành, biểu diễn ca nhạc dân gian và các chương trình biểu diễn âm thanh, ánh sáng.
Chiang Mai
Chiang Mai là nơi tổ chức song hành 2 lễ hội Loy Krathong và Yi Peng. Nhiều người thường lầm tưởng 2 lễ hội này là một, tuy nhiên thực chất chúng là 2 nghi thức hoàn toàn khác nhau. Vào thời gian này, Chiang Mai sẽ trở nên rực rỡ hơn bao giờ hết với những chiếc đèn lồng rực rỡ trên bầu trời cùng đèn hoa đăng lấp lánh dưới lòng sông.